Lịch sử Hội_chứng_siêu_nữ

Báo cáo đầu tiên về một người phụ nữ có 47, XXX NST được xuất bản bởi Patricia A. Jacobs và cộng sự tại bệnh viện Western General, Edinburgh, Scotland vào năm 1959.[12] Hội chứng này được ghi nhận ở một người phụ nữ 35 tuổi, cao 5 feet 9 inch (176 cm), nặng 128 pound (58,2 kg) đã suy buồng trứng khi 19 tuổi, mẹ của cô đã 41 tuổi, và cha cô 40 tuổi tại thời điểm của cô được thụ thai.[13] Jacobs và cộng sự gọi là các bệnh nhân 47, XXX là "siêu nữ" (nguyên văn: superfemale), một thuật ngữ ngay lập tức bị chỉ trích, không được chấp nhận và đã dựa trên giả thuyết không chính xác rằng cơ chế xác định giới tính ở động vật có vú cũng giống như ở ruồi giấm Drosophila.[14] Nhà nghiên cứu bệnh học và di truyền học người Anh Bernard Lennox, chuyên gia tư vấn chính về các thuật ngữ y khoa cho Từ điển Oxford, đề nghị thuật ngữ "Hội chứng XXX" hay "Hội chứng 3X".[15]